Chủ nhật, 22/9/2019, 08:57 (GMT+7)

6 nguy cơ sức khoẻ đến từ chiếc bụng béo

Chứng đầy hơi, khó tiêu khiến bụng lúc nào cũng căng cứng có thể là dấu hiệu của bệnh gan, viêm ruột hay ung thư.

Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến bạn thường xuyên muốn đi vệ sinh, thậm chí, ngay cả khi vừa 'giải quyết' xong, bạn lại phải quay lại toilet một lần nữa. Những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường đi kèm các dấu hiệu như đau tức bụng, đầy hơi, đôi lúc có thể bị sốt, ớn lạnh hay buồn nôn. 

Bệnh gan 

Bệnh lý về gan có thể đến từ nhiều nguyên nhân như uống rượu, viêm gan C, ưng thư. Nếu bạn thấy các dấu hiệu như mệt mỏi, vàng da, dễ bị bầm tím đi cùng với việc thường xuyên đầy hơi thì nên tới gặp bác sĩ. 

Bệnh viêm ruột 

Bệnh viêm ruột (IBD) là bệnh lý viêm chủ yếu ở ruột kết và ruột non. Bệnh này có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi.

Viêm túi thừa 

Viêm túi thừa là tình trạng viêm của các túi nhỏ gọi là túi thừa phát triển dọc theo thành ruột. Các triệu chứng bao gồm đột ngột đau bụng dưới, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc đầy hơi.

Ung thư

Có một số cơ quan nằm ở vùng bụng như tuyến tụy, dạ dày, đại tràng, tử cung và buồng trứng. Nếu ung thư phát triển ở một trong những cơ quan này, nó có thể dẫn đến đầy hơi. Do đó, nếu bạn nhận thấy đầy hơi dai dẳng và kích thước bụng tăng đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

Căng thẳng 

Khi một người bị căng thẳng mãn tính, các hormone như cortisol sẽ sản sinh ra nhiều hơn bình thường. Trong khi đó, hormone tiêu hóa không được sản xuất đủ có thể dẫn đến chứng khó tiêu và khiến bạn thấy đầy bụng, khó tiêu.

Vienne (theo Bright Side)

Đánh giá phiên bản mới