"Tôi không thực sự thích nhãn hiệu này khi nó còn là YSL, nhưng sau đó đã hâm mộ cuồng nhiệt khi nó đổi tên thành Saint Laurent, bởi tôi là một fan của Hedi Slimane", G-Dragon - biểu tượng của làn sóng Hallyu - một trong những fashionista nổi tiếng từng chia sẻ như vậy về YSL với Complex. Đó là thời kỳ mà Hedi Slimane đảm nhiệm vai trò giám đốc sáng tạo của Yves Saint Laurent (YSL).

Suốt 4 năm cống hiến, Hedi đã làm thay đổi YSL khi đem cá tính và phong cách có phần dị biệt - grunge bụi bặm, quyến rũ vào một thương hiệu vốn được biết đến với những thiết kế thanh lịch, tinh tế. Ngày cá tháng tư năm 2016, Hedi rời khỏi YSL. Vị trí giám đốc sáng tạo của thương hiệu tiếp tục được trao cho nhà thiết kế đến từ Bỉ - Anthony Vaccarello.

Động thái này khiến nhiều người lo rằng Saint Laurent sẽ trở thành Ain't Laurent, tụt dốc không phanh như Dior Homme khi đánh mất Hedi Slimane vào năm 2007. Tuy nhiên, Anthony Vaccarello đã đánh đổ tất cả những định kiến ấy bằng một nụ cười chiến thắng. Chỉ sau hai mùa trình diễn, "ông trùm váy xẻ đùi" hoàn toàn thuyết phục những người yêu thời trang cao cấp khó tính. "Phong cách độc nhất của Anthony Vaccarello thể hiện rõ nét dấu ấn sáng tạo và uy quyền thời trang của nhà Yves Saint Laurent", Chủ tịch Tập đoàn Kering - công ty mẹ của nhà mốt này nhận định.

Đến với YSL vào thời kỳ "hậu khủng hoảng" thời trang 2014 - 2015, khi mà sức mua của thị trường bắt đầu nhích dần lên, Anthony Vaccarello có không ít may mắn. Tuy nhiên, con số 1,502 tỷ euro doanh thu năm 2017 của thương hiệu này chắc chắn không chỉ đến từ việc thị trường đã "dễ thở" hơn. Không có yếu tố khách quan nào đủ lớn để kích cầu tới 40% doanh thu của hãng so với năm 2016 ngoài cụm từ: "Anthony Vaccarello".

Câu hỏi được đặt ra ở đây là:

Cả Hedi Slimane lẫn Anthony Vaccarello đều đã đem đến những tăng trưởng thần kỳ cho Saint Laurent. Vậy cách thức của họ có gì khác nhau?

Từ khi bắt đầu cầm "dây cương sáng tạo" của nhà YSL vào năm 2012, mọi hành động của Hedi Slimane đều ở trong tầm quan sát và tranh luận. Những người ủng hộ Slimane ca ngợi nỗ lực của ông trong việc hiện đại hóa nhãn hiệu truyền thống bằng cách truyền tải một sức hấp dẫn trẻ trung. Trong khi đó, cũng có những người phủ nhận nỗ lực của nhà thiết kế khi "giảm giá" thương hiệu với âm nhạc và thanh thiếu niên. Bất chấp những phản ứng phân cực, Slimane chỉ làm điều mà ông cho là đúng.

Pierre Bergé - cựu Giám đốc điều hành, nhà đồng sáng lập Yves Saint Laurent đã trả lời một cuộc phỏng vấn trên Vogue Paris về Hedi rằng: "Người kế nhiệm thay thế Saint Laurent phải có tầm nhìn và tài năng riêng của mình. Hedi là một người có tài năng lớn - đó là điều không thể chối cãi. Anh ấy có một tầm nhìn thực sự".

Và những gì Hedi mang về cho Saint Laurent đã chứng minh điều mà Bergé từng nói. Kể từ khi gia nhập ngôi nhà này, nhà thiết kế đã chịu trách nhiệm tăng gấp đôi doanh thu của thương hiệu, cụ thể, doanh thu tăng gần 27% trong quý II năm 2015.

Hedi đã thay đổi đến tận gốc rễ Saint Laurent để "tái sinh" thương hiệu này với năm điều sau:

Xóa bỏ tên Yves: Sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo vào năm 2012, Slimane đổi tên thương hiệu của nhà mốt nước Pháp bằng cách bỏ tên "Yves" và thay đổi phông chữ một cách táo bạo, hiện đại hơn. Ông cho rằng, việc đổi tên là để đánh dấu chương mới của thương hiệu dưới sự dẫn dắt của mình.

Hồi sinh kỷ nguyên Rock Chic: Có lẽ một trong những thay đổi phân cực nhất mà Slimane đã thực hiện trong nhiệm kỳ của mình tại YSL là truyền đạt tính thẩm mỹ của rock 'n' roll. Âm nhạc và giới trẻ được cụ thể hóa trong một hình ảnh sắc nét, hiện đại và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.

Xóa nhòa lằn ranh giới tính trong thời trang: Trong lịch sử, Saint Laurent ra đời nhằm tái tạo lại thời trang của phụ nữ bằng cách thay đổi các bộ đồ thời trang nam giới như áo khoác và quần một cách phù hợp cho phái đẹp. Đến thời Hedi, ông đã biến các thiết kế tưởng chỉ dành cho phụ nữ trở nên hoàn hảo với những chàng trai mảnh khảnh hay giúp chị em ăn vận đầy thời trang với những thiết kế kín đáo, có phần cá tính, mạnh mẽ chứ không chỉ trói buộc với váy áo truyền thống gợi cảm.

Đưa trụ sở nhà mốt xứ Paris về Los Angeles: "thành phố Los Angeles đã cho tôi một đài quan sát hoàn hảo về văn hóa, sự nổi tiếng và những chương trình truyền cảm hứng" Slimane nói với Yahoo khi được hỏi về quyết định dời trụ sở thương hiệu.

Phục sức lại "haute couture": Hedi Slimane đã cho hồi sinh lại những bộ sưu tập Saint Laurent Haute Couture.

Dưới thời đại của Slimane, Saint Laurent trở nên tươi mới hơn khi liên tục cho ra đời những sản phẩm mang hơi hướng đương đại ngọt ngào và rực rỡ. Việc xóa bỏ cái tên "Yves" mộng mơ để thay bằng Saint Laurent Paris (SLP) cũng như chuyển trụ sở về SoCal, Los Angeles khiến phong cách thời trang của nhà mốt giai đoạn 2012-2015 gắn chặt với âm nhạc Rock n Roll hoài cổ, nghệ thuật nhiếp ảnh, bản sắc Mỹ thời thượng và một chút hơi thở đường phố quen thuộc.

Vào thời điểm nhậm chức, Vaccarello chia sẻ: "Tôi muốn tạo nên những niềm vui. Tôi muốn thổi vào Saint Laurent một luồng sinh khí mới, khác với những gì Hedi đã làm".

Nói thì dễ nhưng làm mới khó. Nhất là khi cái bóng của Slimane vẫn còn quá lớn vào năm 2016 với 30% tăng trưởng doanh thu vào quý IV năm 2015. Ấy vậy mà Anthony đã làm được, thậm chí còn làm tốt bằng cách thức mà không ai ngờ đến - du hành thời gian.

Ít nhiều ẩn ý, Vaccarello từng chia sẻ với giới truyền thông rằng "Saint Laurent chính là Paris". Việc xóa bỏ chữ "Paris" mà Hedi Slimane gây dựng và hồi sinh "Yves" phần nào đã nói lên chủ trương của Anthony khi tiếp quản Saint Laurent - khôi phục những giá trị nguyên bản và đẳng cấp của nhà mốt 57 năm tuổi.

Thay vì giới thiệu tới công chúng những gì mới mẻ cách tân nhất, Vaccarello lại quay ngược thời gian để tìm về với ký ức xưa cũ tên Paloma Picasso - bóng hồng từng truyền cảm hứng cho bộ sưu tập đình đám "Scandal" của thương hiệu năm 1971.

Màn chào sân của Vaccarello và những sản phẩm tiếp theo của Saint Laurent đề cao giá trị cao cấp xa xưa của phục trang - từ chất liệu tới đường kim mũi chỉ và trên hết là thần thái sang trọng, quyến rũ với tông đen chủ đạo. Nó hoàn toàn khác với một Saint Laurent từng rực rỡ sắc màu dưới bàn tay Hedi.

"Sững sờ" là cảm giác mà nhiều người thừa nhận sau khi chiêm ngưỡng những mẫu thiết kế lệch vai cùng phần tay phồng, đi kèm với quần jeans tinh tế cùng áo bustier xẻ ngực lấp ló trong jacket nam. Vaccarello lật ngửa ván bài thời trang của bản thân với làng mốt thế giới từ những con át chủ bài đầu tiên, tự tin ngầm tuyên bố rằng bản thân đã lãnh hội được những bí mật trong lòng các "atelier" của Saint Laurent rồi dùng chúng như cánh tay phải thân quen.

Kết quả kinh doanh năm 2017 của Tập đoàn Kering lần đầu tiên vượt mốc, đạt 10,8 tỷ euro. Con số này tăng trưởng mạnh so với 8,5 tỷ euro một năm trước đó. Trong đó, thương hiệu Saint Laurent vừa có một năm tăng trưởng doanh thu đáng kể với mức tăng 23% lên 1,5 tỷ euro, lợi nhuận đạt 377 triệu euro, tăng 40%. Kết quả này có được sau khi Giám đốc Sáng tạo Anthony Vaccarello lên nắm quyền từ năm 2016 đến nay.

Dù dưới chướng Hedi Slimane hay Anthony Vaccarello, Saint Laurent đều có bước phát triển vượt bậc, thậm chí có những bước đi trước cả thời trang thế giới. Và không thể phủ nhận, hướng đi của hai vị giám đốc sáng tạo này đều dựa trên bản sắc nền tảng của nhà mốt từ khi ra đời.

Nếu xem xét dưới góc độ người yêu thời trang thay vì tín đồ thời trang, Saint Laurent sẽ mới mẻ và thú vị hơn nhiều. Bởi tín đồ là những người chỉ chọn một trong hai, hoặc là Anthony Vaccarello hoặc là Hedi Slimane; còn một người yêu thời trang sẽ yêu cái cách mà thương hiệu đó biến đổi.

Vượt qua những năm tháng thách thức mà bất cứ thương hiệu nào cũng phải đau đầu tìm cách cân đối giữa doanh số, lợi nhuận cùng cá tính riêng để đứng vững trong thời đại mà các hãng phải đấu tranh với fast-fashion, Saint Laurent trở thành cái tên đảm bảo đẳng cấp cho bất cứ ai khoác lên mình trang phục của nhà mốt xứ Paris.

Việc đứng tách biệt với sự xô bồ của thời trang thế giới đã khiến Saint Laurent vô tình mà hữu ý trở thành kẻ tạo ra xu hướng chứ không chạy theo ý thích của số đông. Không đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu năm 2017 nhưng nhà mốt mang tên Yves luôn cho thấy bước chân kẻ tiên phong, giống như hình ảnh bước chân lịch sử trên chiếc áo khoác Moon Jacket của Saint Laurent Paris năm nào.

"Tôi không thực sự thích nhãn hiệu này khi nó còn là YSL, nhưng sau đó đã hâm mộ cuồng nhiệt khi nó đổi tên thành Saint Laurent, bởi tôi là một fan của Hedi Slimane", G-Dragon - biểu tượng của làn sóng Hallyu - một trong những fashionista nổi tiếng từng chia sẻ như vậy về YSL với Complex. Đó là thời kỳ mà Hedi Slimane đảm nhiệm vai trò giám đốc sáng tạo của Yves Saint Laurent (YSL).

Suốt 4 năm cống hiến, Hedi đã làm thay đổi YSL khi đem cá tính và phong cách có phần dị biệt - grunge bụi bặm, quyến rũ vào một thương hiệu vốn được biết đến với những thiết kế thanh lịch, tinh tế. Ngày cá tháng tư năm 2016, Hedi rời khỏi YSL. Vị trí giám đốc sáng tạo của thương hiệu tiếp tục được trao cho nhà thiết kế đến từ Bỉ - Anthony Vaccarello.

Động thái này khiến nhiều người lo rằng Saint Laurent sẽ trở thành Ain't Laurent, tụt dốc không phanh như Dior Homme khi đánh mất Hedi Slimane vào năm 2007. Tuy nhiên, Anthony Vaccarello đã đánh đổ tất cả những định kiến ấy bằng một nụ cười chiến thắng. Chỉ sau hai mùa trình diễn, "ông trùm váy xẻ đùi" hoàn toàn thuyết phục những người yêu thời trang cao cấp khó tính. "Phong cách độc nhất của Anthony Vaccarello thể hiện rõ nét dấu ấn sáng tạo và uy quyền thời trang của nhà Yves Saint Laurent", Chủ tịch Tập đoàn Kering - công ty mẹ của nhà mốt này nhận định.

Đến với YSL vào thời kỳ "hậu khủng hoảng" thời trang 2014 - 2015, khi mà sức mua của thị trường bắt đầu nhích dần lên, Anthony Vaccarello có không ít may mắn. Tuy nhiên, con số 1,502 tỷ euro doanh thu năm 2017 của thương hiệu này chắc chắn không chỉ đến từ việc thị trường đã "dễ thở" hơn. Không có yếu tố khách quan nào đủ lớn để kích cầu tới 40% doanh thu của hãng so với năm 2016 ngoài cụm từ: "Anthony Vaccarello".

Câu hỏi được đặt ra ở đây là:

Cả Hedi Slimane lẫn Anthony Vaccarello đều đã đem đến những tăng trưởng thần kỳ cho Saint Laurent. Vậy cách thức của họ có gì khác nhau?

Từ khi bắt đầu cầm "dây cương sáng tạo" của nhà YSL vào năm 2012, mọi hành động của Hedi Slimane đều ở trong tầm quan sát và tranh luận. Những người ủng hộ Slimane ca ngợi nỗ lực của ông trong việc hiện đại hóa nhãn hiệu truyền thống bằng cách truyền tải một sức hấp dẫn trẻ trung. Trong khi đó, cũng có những người phủ nhận nỗ lực của nhà thiết kế khi "giảm giá" thương hiệu với âm nhạc và thanh thiếu niên. Bất chấp những phản ứng phân cực, Slimane chỉ làm điều mà ông cho là đúng.

Pierre Bergé - cựu Giám đốc điều hành, nhà đồng sáng lập Yves Saint Laurent đã trả lời một cuộc phỏng vấn trên Vogue Paris về Hedi rằng: "Người kế nhiệm thay thế Saint Laurent phải có tầm nhìn và tài năng riêng của mình. Hedi là một người có tài năng lớn - đó là điều không thể chối cãi. Anh ấy có một tầm nhìn thực sự".

Và những gì Hedi mang về cho Saint Laurent đã chứng minh điều mà Bergé từng nói. Kể từ khi gia nhập ngôi nhà này, nhà thiết kế đã chịu trách nhiệm tăng gấp đôi doanh thu của thương hiệu, cụ thể, doanh thu tăng gần 27% trong quý II năm 2015.

Hedi đã thay đổi đến tận gốc rễ Saint Laurent để "tái sinh" thương hiệu này với năm điều sau:

Xóa bỏ tên Yves: Sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo vào năm 2012, Slimane đổi tên thương hiệu của nhà mốt nước Pháp bằng cách bỏ tên "Yves" và thay đổi phông chữ một cách táo bạo, hiện đại hơn. Ông cho rằng, việc đổi tên là để đánh dấu chương mới của thương hiệu dưới sự dẫn dắt của mình.

Hồi sinh kỷ nguyên Rock Chic: Có lẽ một trong những thay đổi phân cực nhất mà Slimane đã thực hiện trong nhiệm kỳ của mình tại YSL là truyền đạt tính thẩm mỹ của rock 'n' roll. Âm nhạc và giới trẻ được cụ thể hóa trong một hình ảnh sắc nét, hiện đại và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết.

Xóa nhòa lằn ranh giới tính trong thời trang: Trong lịch sử, Saint Laurent ra đời nhằm tái tạo lại thời trang của phụ nữ bằng cách thay đổi các bộ đồ thời trang nam giới như áo khoác và quần một cách phù hợp cho phái đẹp. Đến thời Hedi, ông đã biến các thiết kế tưởng chỉ dành cho phụ nữ trở nên hoàn hảo với những chàng trai mảnh khảnh hay giúp chị em ăn vận đầy thời trang với những thiết kế kín đáo, có phần cá tính, mạnh mẽ chứ không chỉ trói buộc với váy áo truyền thống gợi cảm.

Đưa trụ sở nhà mốt xứ Paris về Los Angeles: "thành phố Los Angeles đã cho tôi một đài quan sát hoàn hảo về văn hóa, sự nổi tiếng và những chương trình truyền cảm hứng" Slimane nói với Yahoo khi được hỏi về quyết định dời trụ sở thương hiệu.

Phục sức lại "haute couture": Hedi Slimane đã cho hồi sinh lại những bộ sưu tập Saint Laurent Haute Couture.

Dưới thời đại của Slimane, Saint Laurent trở nên tươi mới hơn khi liên tục cho ra đời những sản phẩm mang hơi hướng đương đại ngọt ngào và rực rỡ. Việc xóa bỏ cái tên "Yves" mộng mơ để thay bằng Saint Laurent Paris (SLP) cũng như chuyển trụ sở về SoCal, Los Angeles khiến phong cách thời trang của nhà mốt giai đoạn 2012-2015 gắn chặt với âm nhạc Rock n Roll hoài cổ, nghệ thuật nhiếp ảnh, bản sắc Mỹ thời thượng và một chút hơi thở đường phố quen thuộc.

Vào thời điểm nhậm chức, Vaccarello chia sẻ: "Tôi muốn tạo nên những niềm vui. Tôi muốn thổi vào Saint Laurent một luồng sinh khí mới, khác với những gì Hedi đã làm".

Nói thì dễ nhưng làm mới khó. Nhất là khi cái bóng của Slimane vẫn còn quá lớn vào năm 2016 với 30% tăng trưởng doanh thu vào quý IV năm 2015. Ấy vậy mà Anthony đã làm được, thậm chí còn làm tốt bằng cách thức mà không ai ngờ đến - du hành thời gian.

Ít nhiều ẩn ý, Vaccarello từng chia sẻ với giới truyền thông rằng "Saint Laurent chính là Paris". Việc xóa bỏ chữ "Paris" mà Hedi Slimane gây dựng và hồi sinh "Yves" phần nào đã nói lên chủ trương của Anthony khi tiếp quản Saint Laurent - khôi phục những giá trị nguyên bản và đẳng cấp của nhà mốt 57 năm tuổi.

Thay vì giới thiệu tới công chúng những gì mới mẻ cách tân nhất, Vaccarello lại quay ngược thời gian để tìm về với ký ức xưa cũ tên Paloma Picasso - bóng hồng từng truyền cảm hứng cho bộ sưu tập đình đám "Scandal" của thương hiệu năm 1971.

Màn chào sân của Vaccarello và những sản phẩm tiếp theo của Saint Laurent đề cao giá trị cao cấp xa xưa của phục trang - từ chất liệu tới đường kim mũi chỉ và trên hết là thần thái sang trọng, quyến rũ với tông đen chủ đạo. Nó hoàn toàn khác với một Saint Laurent từng rực rỡ sắc màu dưới bàn tay Hedi.

"Sững sờ" là cảm giác mà nhiều người thừa nhận sau khi chiêm ngưỡng những mẫu thiết kế lệch vai cùng phần tay phồng, đi kèm với quần jeans tinh tế cùng áo bustier xẻ ngực lấp ló trong jacket nam. Vaccarello lật ngửa ván bài thời trang của bản thân với làng mốt thế giới từ những con át chủ bài đầu tiên, tự tin ngầm tuyên bố rằng bản thân đã lãnh hội được những bí mật trong lòng các "atelier" của Saint Laurent rồi dùng chúng như cánh tay phải thân quen.

Kết quả kinh doanh năm 2017 của Tập đoàn Kering lần đầu tiên vượt mốc, đạt 10,8 tỷ euro. Con số này tăng trưởng mạnh so với 8,5 tỷ euro một năm trước đó. Trong đó, thương hiệu Saint Laurent vừa có một năm tăng trưởng doanh thu đáng kể với mức tăng 23% lên 1,5 tỷ euro, lợi nhuận đạt 377 triệu euro, tăng 40%. Kết quả này có được sau khi Giám đốc Sáng tạo Anthony Vaccarello lên nắm quyền từ năm 2016 đến nay.

Dù dưới chướng Hedi Slimane hay Anthony Vaccarello, Saint Laurent đều có bước phát triển vượt bậc, thậm chí có những bước đi trước cả thời trang thế giới. Và không thể phủ nhận, hướng đi của hai vị giám đốc sáng tạo này đều dựa trên bản sắc nền tảng của nhà mốt từ khi ra đời.

Nếu xem xét dưới góc độ người yêu thời trang thay vì tín đồ thời trang, Saint Laurent sẽ mới mẻ và thú vị hơn nhiều. Bởi tín đồ là những người chỉ chọn một trong hai, hoặc là Anthony Vaccarello hoặc là Hedi Slimane; còn một người yêu thời trang sẽ yêu cái cách mà thương hiệu đó biến đổi.

Vượt qua những năm tháng thách thức mà bất cứ thương hiệu nào cũng phải đau đầu tìm cách cân đối giữa doanh số, lợi nhuận cùng cá tính riêng để đứng vững trong thời đại mà các hãng phải đấu tranh với fast-fashion, Saint Laurent trở thành cái tên đảm bảo đẳng cấp cho bất cứ ai khoác lên mình trang phục của nhà mốt xứ Paris.

Việc đứng tách biệt với sự xô bồ của thời trang thế giới đã khiến Saint Laurent vô tình mà hữu ý trở thành kẻ tạo ra xu hướng chứ không chạy theo ý thích của số đông. Không đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu năm 2017 nhưng nhà mốt mang tên Yves luôn cho thấy bước chân kẻ tiên phong, giống như hình ảnh bước chân lịch sử trên chiếc áo khoác Moon Jacket của Saint Laurent Paris năm nào.