Thứ hai, 12/4/2021, 00:04 (GMT+7)

'Cầu tõm' thành ý tưởng quốc phục thi Hoa hậu Chuyển giới

'Cầu tõm' - một hình thức nhà vệ sinh ở nông thôn Việt Nam được đề xuất thành ý tưởng quốc phục cho Trân Đài dự thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2020.

Chủ nhân bản vẽ - Út Lành (sinh năm 2004) cho hay cô muốn truyền tải một nét văn hoá rất riêng trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa đến nay. 'Tôi biết ý tưởng này táo bạo nhưng 'cầu tõm' là một phần ký ức của những người dân sinh sống vùng quê, đặc biệt ở miền Tây. Chưa kể, 'cầu tõm' cầu từng đi vào thơ ca ở khu vực Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định) và gắn liền với giai thoại '9 củ thành 10' vẫn lưu truyền đến ngày nay', Út Lành chia sẻ.

Về hình thức, trang phục sử dụng một mô hình bằng gỗ. Bên dưới là phần tà được xử lý như dòng nước với các chú cá, tái hiện đúng hình ảnh 'cầu tõm' ở thôn quê. Khi trình diễn, người mặc tháo gỡ phần mô hình, để lộ bodysuit gợi cảm bên trong.

Khi bản vẽ này được đăng tải, nó nhận chóng nhận nhiều quan tâm lẫn ý kiến trái chiều. Đông đảo khán giả cho rằng ý tưởng này có phần phản cảm, khó trở thành trang phục dân tộc đi dự thi các cuộc thi quốc tế.

Chia sẻ với Ngoisao.net, hoa hậu Trân Đài đồng tình ý tưởng 'cầu tõm' thú vị song chưa phù hợp quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam. Cô tôn trọng quyết định của ban tổ chức, khán giả và hy vọng tìm được một thiết kế xứng đáng trong thời gian tới.

Đây là lần đầu tiên ban tổ chức Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam tổ chức cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc. Với chiến thắng hồi đầu tháng 1, Trân Đài được quyền dự thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế. Cô xuất thân từ một gia đình lao động phổ thông, có mẹ buôn bán nước mía vỉa hè. Vì thế, nhiều bản vẽ được lấy cảm hứng từ chính tuổi thơ của Trân Đài. Nổi bất là thiết kể 'Cô Ba nước mía' mô phải chiếc xe nước mía gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam.

Hoa hậu Chuyển giới Trân Đài phụ mẹ bán nước mía vỉa hè
 
 

Trân Đài phụ mẹ bán nước mía

Tác phẩm 'Vị ngọt quê hương' sử dụng hình ảnh cối xay thành thiết kế hiện đại, tôn sắc vóc người mặc.

Ngoài hình ảnh xe nước mía, bản vẽ 'Cô mía' còn lan toả thông điệp về cộng đồng LGBTQ+ qua bộ váy in màu cờ lục sắc.

Ngoài nước mía, văn hoá trà đá vỉa hè cũng được chọn thành đề tài dự thi.

Trang phục dân tộc lấy cảm hứng từ ẩm thực không còn mới lạ. Dù vậy, tác phẩm 'Xôi chiên và cá viên chiên' gây chú ý vì kết hợp hai món ăn quen thuộc của giới trẻ.

Mì tôm chắc hẳn là 'món ăn quốc dân' tại Việt Nam. Vì vậy, thí sinh Nhật Trường táo bạo giới thiệu mì tôm trên nền tà áo dài dân tộc.

Tác phẩm 'Muối' nhận được nhiều yêu thích từ khán giả.

Bài dự thi 'Đèn dầu' có ý tưởng sáng tạo song khó thành tác phẩm hoàn thiện.

Hoàng Nam

Đánh giá phiên bản mới