Thứ ba, 24/11/2020, 10:37 (GMT+7)

7 lầm tưởng khi bổ sung nước nhiều người mắc phải

Lời khuyên uống 8 cốc nước mỗi ngày không thực sự đúng bởi mỗi người cần uống một lượng nước khác nhau tùy thể trạng, giới tính, độ tuổi.

Chỉ uống nước khi thấy khát

Khi bạn cảm thấy khát là lúc cơ thể cảnh bảo rằng bạn đã thiếu nước trầm trọng. Đừng đợi đến khi thấy khát mới uống nước mà nên bổ sung nước liên tục sau mỗi 1 - 2 giờ.

Không tính trà, cà phê là thức uống bổ sung nước

Tuy trà, cà phê chủ yếu chứa caffeine nhưng chúng vẫn bổ sung vào lượng chất lỏng bạn nhận đc mỗi ngày.

Ăn quá ít muối

Mặc dù chế độ ăn nhiều muối có thể làm cơ thể mất nước nhưng muối cũng hỗ trợ cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi bạn đổ mồ hôi, cơ thể sẽ mất đi một lượng muối và nguyên tố vi lượng nhất định nên bạn cần bổ sung muối theo lượng khuyến nghị của bác sĩ dinh dưỡng.

Uống 8 cốc nước mỗi ngày

Lời khuyên phổ biến này không phải lúc nào cũng chính xác. Lượng nước mỗi người cần uống khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố tuổi tác, giới tính, lối sống, mức độ vận động.

Uống nước lọc ngay sau khi thức dậy

Cơ thể mất đi một lượng chất lỏng khi đang ngủ nên bạn sẽ luôn cảm thấy khát sau khi thức dậy. Lúc này uống nước lọc không phải cách hiệu quả nhất để cung cấp nước bởi cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ và giữ nước hơn khi có cách chất dinh dưỡng khác. Tốt hơn cả, bạn nên uống nước, sữa hoặc nước cam cùng bữa ăn nhẹ.

Chỉ uống nước sau khi tập thể dục xong

Khi tập thể dục, cơ thể mất nước qua mồ hôi và hơi thở. Giữ đủ nước trong quá trình tập luyện là điều quan trọng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và huyết áp. Các chuyên gia thể dục khuyên bạn nên uống từ 200 - 300 ml nước mỗi 10 đến 20 phút trong khi tập thể dục.

Không tính trái cây, rau củ vào tổng lượng nước hàng ngày

Nhiều loại trái cây và rau quả cũng được tính vào tổng lượng chất lỏng cơ thể nạp vào. Cà chua, dưa hấu và dưa chuột rất giàu kali, giúp giữ nước cho cơ thể.

Vienne (theo Bright Side)

Đánh giá phiên bản mới